Dịch vụ vận hành kinh doanh quốc tế
Thứ Tư, 02/10/2024

Tìm hiểu fulfillment là gì? Những điều cơ bản cần biết về fulfillment

Rose Hường

Với nhiều người Việt Nam, khái niệm Fulfillment là gì khá mới mẻ và chưa hiểu rõ nó bao gồm những gì, giúp ích trong ngành nào và có thể áp dụng ra sao. Khi cuộc sống hiện đại việc bán hàng, mua sắm quốc tế ngày càng trở nên phổ biến thì những người làm trong ngành vận chuyển, kinh doanh bán hàng, logistic càng cần phải hiểu rõ hơn về nó. Vậy nên hãy cùng Gia Hân Holdings giải đáp các khái niệm mới mẻ về Fulfillment nhé!

1. Tìm hiểu định nghĩa fulfillment là gì? Dịch vụ fulfillment là gì?

Fulfillment là một quy trình bắt đầu từ lúc hàng hóa được nhập kho, lưu trữ và kéo dài cho đến khi sản phẩm được giao đến tay khách hàng. Quá trình này bao gồm các hoạt động từ người bán, lưu kho, xử lý đơn hàng, lấy hàng từ kho, đóng gói và vận chuyển hàng hóa đến tận tay khách hàng. Đồng thời, hàng hóa được đảm bảo giao đến địa chỉ một cách nhanh chóng. Fulfillment còn được gọi bằng một thuật ngữ "thuần Việt" hơn là dịch vụ hoàn tất đơn hàng hoặc dịch vụ hậu cần kho vận.

Như vậy, có thể hiểu dịch vụ Fulfillment là dịch vụ thay người bán hàng thực hiện tất cả các công việc liên quan đến quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng và vận chuyển, đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

2. Fulfillment được sử dụng trong ngành nào, mang lại lợi ích gì?

Hiểu được fulfillment là gì rồi thì chúng ta có thể hiểu đây là dịch vụ được áp dụng phổ biến trong các ngành như thương mại điện tử, bán lẻ online và logistics. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình từ quản lý kho bãi, xử lý đơn hàng đến vận chuyển sản phẩm đến tay người mua.

Fulfillment được sử dụng trong ngành nào, mang lại lợi ích gì?

Các lợi ích mà Fulfillment mang lại cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Tiết kiệm thời gian và nhân lực: Doanh nghiệp không phải tự thực hiện các công đoạn quản lý kho hay vận chuyển, giúp họ tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.
  • Tăng tốc độ giao hàng: Hệ thống quản lý kho và giao hàng tự động hóa, kết hợp với mạng lưới kho rộng khắp, giúp rút ngắn thời gian giao hàng đến khách hàng, nâng cao trải nghiệm người mua.
  • Tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp: Có thể giảm chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng kho bãi và nhân sự, cùng với đó tận dụng lợi thế của các nhà cung cấp Fulfillment với quy mô lớn.
  • Giúp quản lý kho bãi hiệu quả: Các giải pháp Fulfillment hỗ trợ công cụ theo dõi hàng tồn kho theo thời gian thực, giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ số lượng xuất nhập hàng hóa trong kho.
  • Tăng khả năng mở rộng quy mô: Fulfillment giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc mở rộng quy mô khi nhu cầu tăng, từ đó hỗ trợ phát triển kinh doanh bền vững.

Với những lợi ích này, dịch vụ Fulfillment trở thành công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiện đại tối ưu hóa chuỗi cung ứng và gia tăng hiệu quả kinh doanh.

3. Có các loại hình fulfillment nào?

Bên cạnh câu hỏi Fulfillment là gì thì có những loại hình fulfillment nào cũng là vấn đề nhiều người cũng quan tâm muốn tìm hiểu. Hiện nay có nhiều loại hình fulfillment khác nhau để doanh nghiệp lựa chọn tùy vào nhu cầu và quy mô của mình. Chẳng hạn như:

Có các loại hình fulfillment nào?

  • In-house Fulfillment (Tự quản lý) là khi doanh nghiệp tự quản lý toàn bộ quy trình từ việc lưu kho, đóng gói đến vận chuyển. Doanh nghiệp phải sở hữu hoặc tự thuê kho riêng cùng đội ngũ nhân viên kho để thực hiện các công đoạn này. Điểm mạnh của hình thức này là doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ quy trình và tùy chỉnh trải nghiệm khách hàng theo ý muốn. Tuy nhiên, nhược điểm là chi phí đầu tư kho bãi và nhân sự khá cao, và sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc mở rộng quy mô khi số lượng đơn hàng tăng mạnh.
  • Third-party Fulfillment hay còn gọi là Outsource Fulfillment (Dịch vụ từ bên thứ ba) là khi doanh nghiệp thuê các công ty chuyên cung cấp dịch vụ fulfillment để thực hiện toàn bộ quy trình từ lưu trữ, đóng gói đến giao hàng. Hình thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành kho và nhân sự, đồng thời có khả năng linh hoạt mở rộng quy mô khi cần. Tuy nhiên, nhược điểm là doanh nghiệp sẽ ít kiểm soát hơn về quy trình và chất lượng dịch vụ, đồng thời chi phí thuê dịch vụ có thể tăng cao nếu số lượng đơn hàng lớn.
  • Drop Shipping là một loại hình fulfillment mà doanh nghiệp không cần lưu kho sản phẩm. Khi có đơn hàng mới, sản phẩm sẽ được nhà cung cấp đóng gói và gửi trực tiếp đến thẳng khách hàng. Doanh nghiệp chỉ là đơn vị trung gian bán sản phẩm mà không cần đầu tư nhiều vốn cho lưu kho và xử lý hàng hóa. Hình thức fulfillment này giúp giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp và dễ dàng thử nghiệm các sản phẩm mới. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không có quyền kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm và thời gian vận chuyển, dẫn đến rủi ro về trải nghiệm khách hàng. Hơn nữa, lợi nhuận thường thấp do phải chia sẻ lợi ích với nhà cung cấp.
  • Hybrid Fulfillment (Kết hợp) được kết hợp giữa hình thức in-house fulfillment và outsource Fulfillment. Đây là lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp có nhiều hệ thống hoạt động hoặc muốn lưu trữ sản phẩm ở nhiều khu vực khác nhau. Với phương pháp này, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế của cả hai hình thức trên, kiểm soát tốt hơn các sản phẩm đặc thù hoặc quan trọng. Tuy nhiên, việc quản lý quy trình phức tạp hơn và chi phí có thể cao nếu không tối ưu hóa các công đoạn.

Qua những chia sẻ vừa rồi của Gia Hân Holdings thì chắc hẳn những ai chưa hiểu fulfillment là gì, dịch vụ fulfillment giúp ích thế nào cho doanh nghiệp và có những loại hình fulfillment nào đã có thể tìm được câu trả lời. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các nhà bán hàng, doanh nghiệp làm trong ngành kinh doanh, vận chuyển và bán lẻ có thêm thông tin tham khảo!

>>> Bài viết liên quan: